Trong bối cảnh thị trường ô tô điện Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trạm sạc VinFast nổi lên như một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng. Tuy nhiên, liệu đây là một cơ hội “hái ra tiền” hay ẩn chứa những “hầm chông” mà nhà đầu tư chưa lường trước được? Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về trạm sạc VinFast. Chỉ những như cơ hội, cũng như thách thức, để các nhà đầu tư cân nhắc trước khi xuống tiền.
Tổng quan về trạm sạc VinFast
Trạm sạc VinFast là một hệ thống các trụ sạc xe điện của hãng ô tô VinFast để cung cấp nguồn điện cho các chủ xe điện VinFast. Một trạm sạc có thể bao gồm từ 1 đến nhiều trạm sạc nhỏ. Mỗi trụ sạc có công suất từ 7.4 kW đến 300 kW. Tổng công suất của 1 trạm sạc bằng tổng công suất của tất cả các trụ sạc cấu thành.
Các trạm sạc trước đây do VinFast đứng ra làm chủ đầu tư. Bạn có thể thấy các loại trạm này trong hệ sinh thái của tập đoàn VinGroup (VinHome, VinSchool, VinCom…) các trạm xăng dầu (PV Oil, Petrolimex…)
Tuy nhiên, nguồn lực VinFast không đáp ứng so với nhu cầu về trạm sạc đang tăng lên quá nhanh. Bởi vì số lượng xe điện gia nhập thị trường, nên VinFast đã chuyển sang hình thức nhượng quyền. Bằng cách tách hẳn bộ phận phát triển xe điện ra thành một công ty độc lập. Đánh dấu là sự ra đời của CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRẠM SẠC TOÀN CẦU V-GREEN, mà đứng đầu là tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Như vậy, mô hình nhượng quyền trạm sạc xe điện là một bước đi đầy chiến lược của VinFast. Không chỉ là giải được bài toán hạ tầng trạm sạc xe điện cho VinFast, mà còn đóng góp vào sự phát triển hạ tầng giao thông xanh cho toàn xã hội. Nó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các đầu tư trong toàn dân. Khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần như cá nhân, gia đình, cho đến các doanh nghiệp.
Các mô hình trạm sạc VinFast điển hình
Với chính sách mở rộng này, tạo ra cơ hội đầu tư. Đặc biệt cho những nhà đầu tư đang sở hữu các loại mặt bằng sau:
Gia đình có nhà mặt phố, mặt tiền đường tỉnh lộ, quốc lộ.
Đây là một lợi thế cực kỳ lớn. Tận dụng khoảng không gian vỉa hè, hoặc khuôn viên phía trước của mình, làm chỗ cho xe đậu sạc. Thu hút cả dân cư địa phương và người đi đường.

Quán cafe, nhà hàng có bãi đậu xe
Tận dụng không gian có sẵn của mặt bằng đang kinh doanh. Không chỉ giúp gia tăng lợi nhuận từ nhượng quyền trạm sạc, mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Không những thế, quán cafe còn có lợi thế cạnh tranh đặc biệt, vì có sẵn tiện ích và không gian cho tài xế nghỉ trong lúc chờ sạc.

Bãi đậu xe công cộng và tư nhân
Tận dung mặt bằng sẵn có và khách hàng chính là các loại ô tô. Phục vụ được nhu cầu của một lượng lớn xe điện. Họ có thể sạc xe ngay trong thời gian đậu đỗ xe.

Khu dân cư, chung cư
Đây là nơi bắt buộc phải có trạm sạc xe điện theo quy định của luật mới. Cụ thể, Nghị định 95/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Theo đó, để được xếp hạng 1, chung cư phải đáp ứng 8 tiêu chí bắt buộc, trong đó bao gồm việc bố trí điểm sạc cho xe điện trong khuôn viên dự án. Tận dụng mặt bằng, cơ sở hạ tầng điện sẵn có trong khu dân cư.
Công sở, toà nhà văn phòng
Việc lắp đặt trạm sạc giúp cán bộ, nhân viên sử dụng xe điện thuận tiện hơn mỗi ngày. Hơn nữa, đây là giải pháp hiện đại giúp cơ quan thân thiện hơn với môi trường. Do đó, hình ảnh tổ chức sẽ trở nên chuyên nghiệp và tích cực trong mắt cộng đồng.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt trạm sạc còn thể hiện sự hưởng ứng chủ trương giao thông xanh của Chính phủ. Chủ trương này đang được đẩy mạnh ở cả trung ương và địa phương trong những năm gần đây.
Nếu quý cơ quan có nhu cầu triển khai trạm sạc, GreenSun sẵn sàng hỗ trợ từ A đến Z. Chúng tôi tư vấn giải pháp phù hợp với từng mặt bằng, quy mô và ngân sách cụ thể. Ngoài ra, GreenSun còn hỗ trợ thủ tục pháp lý, kỹ thuật và kết nối với VinFast. Vì vậy, quý cơ quan có thể yên tâm triển khai nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Những cơ hội khi đầu tư trạm sạc VinFast
Khi đầu tư vào trạm sạc VinFast, nhà đầu tư đối mặt nhiều cơ hội rõ rệt. Không chỉ là lợi nhuận, mà còn là tầm nhìn dài hạn về năng lượng sạch. Bên cạnh đó, giao thông thông minh đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu.
Xu hướng chuyển đổi xanh toàn cầu
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề đáng lo ngại trên toàn thế giới. Do đó, các quốc gia đều chuyển dần sang năng lượng tái tạo và phương tiện xanh. Tại Việt Nam, xe điện – đặc biệt là VinFast – ngày càng được ưa chuộng. Người dùng yêu thích xe điện vì tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, chi phí bảo trì thấp cũng là điểm cộng quan trọng với người tiêu dùng.
Trạm sạc VinFast chính là yếu tố then chốt cho hạ tầng xe điện. Vì vậy, đầu tư trạm sạc đang trở thành xu hướng hấp dẫn tại Việt Nam. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tế, mà còn đón đầu thị trường trong tương lai. Theo dự báo, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có hàng triệu xe điện lưu hành. Thời điểm hiện tại chính là cơ hội vàng để tham gia vào lĩnh vực này. Mặc dù thị trường còn mới, nhưng tốc độ tăng trưởng đang rất nhanh chóng.
Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi của nhà nước. Chính phủ đang thúc đẩy phát triển trạm sạc thông qua nhiều quy định pháp lý. Ví dụ, Nghị định 95/2024/NĐ-CP yêu cầu một số công trình phải có trạm sạc. Chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, và khu đô thị mới nằm trong diện áp dụng.
Không dừng lại ở đó, nhiều địa phương còn có chính sách khuyến khích riêng. Cụ thể như giảm chi phí thuê đất, hỗ trợ đấu nối điện, và thủ tục đơn giản. Nhờ vậy, việc triển khai trạm sạc tại các điểm công cộng trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong các khu công nghiệp và bãi đỗ xe, cơ hội còn nhiều hơn nữa.
Lợi nhuận ổn định và hấp dẫn
Điểm mạnh rõ ràng của mô hình trạm sạc là lợi nhuận ổn định và minh bạch. Theo GreenSun, tỷ suất lợi nhuận mỗi năm có thể đạt từ 20% đến 40%. Tất nhiên, mức này tùy thuộc vào vị trí đặt trạm và mô hình khai thác.
Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu rất linh hoạt, chỉ từ khoảng 100 triệu đồng. Nhà đầu tư có thể chọn lắp đặt tại nhà, quán cà phê, hay bãi giữ xe. Với vị trí tốt và lưu lượng xe điện cao, thời gian hoàn vốn rất ngắn. Thông thường, nhà đầu tư có thể thu hồi vốn chỉ sau 2 đến 4 năm. So với các mô hình truyền thống, mức hoàn vốn này là cực kỳ hấp dẫn.
Thu nhập thụ động
Khác với nhiều hình thức đầu tư phức tạp, trạm sạc VinFast rất dễ quản lý. Hệ thống vận hành tự động và tích hợp thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, nhà đầu tư có thể kiếm tiền ngay cả khi không có mặt tại chỗ.
Ngoài ra, hệ thống hoạt động 24/7, giúp tối đa hóa doanh thu mỗi ngày.
Hơn nữa, nếu kết hợp trạm sạc với mô hình kinh doanh hiện tại thì càng hiệu quả. Ví dụ, lắp tại quán cà phê hay cửa hàng tiện lợi sẽ tăng lượng khách ghé thăm. Như vậy, vừa tạo được thu nhập thụ động, vừa gia tăng doanh thu từ hoạt động khác.
Những thách thức dành cho cho nhà đầu tư
Hạ tầng điện
Trước hết, trạm sạc cần nguồn điện ổn định và đủ mạnh để vận hành. Cụ thể, phải sử dụng điện 3 pha với công suất cao. Nếu công suất từ 40kW trở lên, nhà đầu tư cần hạ trạm biến áp riêng. Vì vậy, chi phí nâng cấp điện có thể phát sinh ngay từ đầu.
Mặt bằng
Bên cạnh hạ tầng điện, mặt bằng cũng là yếu tố quan trọng. Trạm sạc cần diện tích đủ để đậu ít nhất một xe ô tô.
Ngoài ra, lối ra vào phải rộng hơn 4m để xe dễ di chuyển ra vào.
Nếu vị trí nằm trong ngõ nhỏ, tài xế có thể ngại ghé trạm. Do đó, chọn vị trí mặt tiền rộng, dễ tiếp cận sẽ hiệu quả hơn.
Vốn đầu tư
Một trạm sạc nhanh cần công suất từ 20kW trở lên. Vì vậy, số vốn đầu tư tối thiểu khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu muốn triển khai nhiều cổng sạc, chi phí sẽ tăng. Ngoài ra, cần tính đến chi phí vận hành, bảo trì định kỳ và quản lý.
Sự cạnh tranh
Mặc dù nhu cầu trạm sạc ngày càng tăng, cạnh tranh vẫn là yếu tố cần lưu ý. Trạm sạc được điều phối tự động qua app VGreen nên vận hành khá đơn giản. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể chọn trạm dựa trên trải nghiệm tổng thể. Ví dụ, trạm có chỗ nghỉ chân, quán cà phê hay dịch vụ rửa xe sẽ thu hút hơn. Bên cạnh đó, trạm có nguồn điện rẻ (như điện mặt trời) sẽ có lợi thế giá sạc. Ngoài ra, nếu trạm có công suất tổng cao, xe sẽ được sạc nhanh hơn. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến quyết định của tài xế. Vì vậy, nhà đầu tư cần xây dựng chiến lược cạnh tranh rõ ràng và linh hoạt.
Câu hỏi thường gặp về đầu tư trạm sạc xe điện
- Đầu tư trạm sạc VinFast cần bao nhiêu vốn? Mức vốn đầu tư dao động từ 100 triệu đến vài tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô và công suất trạm sạc.
- Lợi nhuận từ trạm sạc VinFast là bao nhiêu? Lợi nhuận ước tính từ 20% đến 40% mỗi năm.
- Thời gian hoàn vốn khi đầu tư trạm sạc VinFast là bao lâu? Thời gian hoàn vốn thường từ 2 đến 4 năm, tùy thuộc vào hiệu suất hoạt động của trạm sạc.
- GreenSun Tech có hỗ trợ gì cho nhà đầu tư? GreenSun Tech hỗ trợ tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì trạm sạc VinFast.
- Tôi cần chuẩn bị những gì để bắt đầu đầu tư? Bạn cần có mặt bằng phù hợp, nguồn vốn và liên hệ với GreenSun Tech để được tư vấn chi tiết.
- Có những rủi ro nào khi đầu tư trạm sạc VinFast không? Rủi ro có thể đến từ việc lựa chọn vị trí không tốt, chi phí điện tăng cao hoặc sự cạnh tranh từ các trạm sạc khác. Tuy nhiên, GreenSun Tech sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro này.
- Chính sách hỗ trợ từ VinFast cho nhà đầu tư là gì? VinFast có thể hỗ trợ về chi phí lắp đặt, quảng bá và kết nối với người dùng. Hãy liên hệ với GreenSun Tech để biết thêm chi tiết.
Kết luận
Đầu tư trạm sạc VinFast không chỉ là một cơ hội kinh doanh tiềm năng mà còn là một đóng góp thiết thực vào sự phát triển của giao thông xanh tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và uy tín của GreenSun Tech, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp đầu tư trạm sạc VinFast hiệu quả, bền vững và sinh lời cao nhất.
Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng này! Chat ngay với GreenSun Tech để nhận báo giá chi tiết trong vòng 24h!
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENSUN TECH
Hotline: 1900 5336
Messenger: m.me/TramSac.GreenSun
Xem thêm bài viết liên quan khác:
Nhượng Quyền Trạm Sạc VinFast: Cơ Hội Đầu Tư Sinh Lời Bền Vững Cho Nhà Đầu Tư Toàn Quốc